Giữa vô số các loại chuột gaming cả có dây và không dây hiện nay, game thủ sẽ dựa vào tiêu chí gì để lựa chọn? Với game thủ việc được trang bị một con chuột hiện đại là điều quan trọng. Chuột gaming là một loại chuột máy tính được nhiều game thủ ưa chuộng và sử dụng hiện nay vì hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết này Ben sẽ giới thiệu đến bạn 2 mẫu chuột gaming đáng mua nhất ở phần khúc dưới 1 triệu đồng là Dareu EM901X RGB và Logitech G304. Cùng xem cuộc đại chiến với hai phiên bản chuột từ hai hãng này có gì khác biệt.
1. Tiêu chí lựa chọn chuột gaming cho game thủ
Chuột Gaming là loại chuột chuyên dụng dành cho các game thủ. Xét về khía cạnh cấu tạo thì chuột Gaming cũng có những bộ phận như một số loại chuột thông thường là: chuột trái, chuột phải, lăn chuột, … Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nét giữa chuột thông thường so với chuột Gaming đó chính là chuột Gaming có ngoại hình mạnh mẽ, bền bỉ hơn rất nhiều. Một điểm khác biệt khác nữa phải nhắc đến chính là những thông số kỹ thuật của chuột.
Đối với game việc sở hữu cho mình được con chuột Gaming chất lượng sẽ quyết định rất lớn đến sự thất bại hay thành công của một trận đấu. Chuột Gaming phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về tốc độ, sự di chuyển nhanh nhạy hay chính xác. Hoặc ít nhất là người sử dụng phải cảm thấy thỏa mãn với những trải nghiệm tuyệt vời ở chuột Gaming mang lại.
Những tiêu chí dưới đây sẽ phù hợp cho cả chuột gaming có dây và không dây, game thủ có thể tham khảo và dựa trên các tiêu chí này để lựa chọn cho mình chiếc chuột phù hợp.
1.1 Chỉ số DPI
DPI là đơn vị chuẩn dùng để đo độ nhạy chuột. Bằng cách thay đổi DPI, bạn có thể điều chỉnh ngay tốc độ con trỏ cho các tác vụ cần độ chính xác.
DPI càng cao, tốc độ chuột sẽ càng nhanh và phù hợp để “ứng phó” với các tình huống bất ngờ xuất hiện trong quá trình chơi game. Ngược lại, DPI thấp sẽ giúp bạn thực hiện các dự án đòi hỏi sự tỉ mỉ trong các chi tiết khác nhau.
Chính vì vậy, việc lựa chọn một con chuột có dải DPI rộng sẽ là lựa chọn linh hoạt và phù hợp nhất trong quá trình sử dụng. Thông thường, các game thủ sẽ lựa chọn một sản phẩm có DPI từ 1500 trở lên.
Vậy game nào thì cần DPI cao? Những game bắn súng, chiến thuật yêu cầu cần có DPI nhạy để có thể phản ứng nhanh, bao quát được chiến trường, làm chủ nhanh trận đấu. Ví dụ, bạn là một bắn tỉa trong game CS-GO việc di chuyển nhanh điểm ngắm thì bạn sẽ chiến thắng một đối thủ cũng là bắn tỉa như bạn nhưng sử dụng chuột có chỉ số DPI thấp hơn.
Mức DPI nào thì là hoàn hảo? Trên lý thuyết, DPI càng cao tức càng có lợi thế về mặt phản xạ. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, DPI cao sẽ giúp nhân vật di chuyển tốt, nhưng lại gây cực kỳ khó khăn trong thao tác ngắm bắn bởi nó cần độ chính xác.
Một ví dụ trong tựa game Overwatch chẳng hạn, nếu bạn chơi một nhân vật di chuyển nhiều như Lucio, thì DPI cao sẽ là “đồng đội” của bạn thông qua các hoạt động như leo tường, rẽ hướng gấp khúc ở những ngóc ngách nhỏ hẹp. Nhưng thử tưởng tượng nếu chơi Widowmaker mà cùng một lượng DPI như vậy, chỉ cần một cái nhích tay là viên đạn có thể lệch đối tượng đến vài ba mét, đó là chưa kể đối tượng không phải lúc nào cũng đứng im.
Phần lớn các dòng chuột gaming đều có những mức DPI mặc định thể hiện qua màu đèn LED. Gần như tất cả các hãng gaming gear đều thiết kế một nút chỉnh DPI trên chuột, cho phép bạn thay đổi mức DPI chỉ với một nút bấm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng phần mềm điều chỉnh DPI được hỗ trợ bởi hãng sản xuất.
1.2 Tốc độ theo (IPS – Inch Per Second)
IPS hay inch trên giây là đơn vị thể hiện tốc độ theo dõi tối đa của chuột. Đây là tốc độ di chuột tối đa mà mắt đọc của chuột có thể theo dõi một cách chính xác. Nếu là một game thủ FPS thì bạn sẽ cần một con chuột có mức IPS 150 trở lên để đảm bảo mọi thao tác của bạn đều không nằm ngoài giới hạn của con chuột.
1.3 Form chuột
Đây là tiêu chí thường bị bỏ quên vì đa số người dùng lựa chọn chuột gaming chỉ quan tâm đến chỉ số DPI, độ nhạy bén, khả năng kết nối,… mà quên đi form chuột cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác cầm mắm trong khi sử dụng. Một form chuột phù hợp sẽ mang lại cảm giác cầm nắm tốt hơn và thực hiện điều hướng chuẩn xác.
Nếu bạn là một game thủ có bàn tay to thì hãy chọn chuột có form to, cầm ôm tay để có trải nghiệm tốt nhất. Ngược lại, đối với gamer có kích cỡ tay bé thì hãy chọn cho mình sản phẩm chuột có form trung bình và không nên chọn form quá nhỏ với trọng lượng vừa phải để có thể cầm nắm và sử dụng chuột tốt.
Để đạt được trải nghiệm chơi game cao nhất, game thủ phải luôn thấy thoải mái khi sử dụng gear chơi game của mình. Vì thế những chú chuột gaming được thiết kế hình dáng cũng như chọn lựa vật liệu bề mặt để mang tới sự thoải mái khi cầm nắm nhất có thể.
1.4 Các phần mềm hỗ trợ
Các thương hiệu nổi tiếng về chuột gaming như Razer, Logitech hay Dareu thường có xu hướng trang bị khá nhiều số lượng nút bấm tích hợp mà người dùng có thể tùy chỉnh theo ý muốn. Những phím bấm này có thể được tự do cài đặt thông qua phần mềm chuyên dụng cho chính bên nhà sản xuất phát triển.
Bên cạnh việc cài đặt các phím tích hợp, những phần mềm này còn có thể được sử dụng để thay đổi màu sắc của các giải LED, hay tinh chỉnh thông số DPI sao cho phù hợp với sở thích của mỗi người.
Những tiêu chí ở trên được đánh giá phù hợp để lựa chọn cho cả chuột chơi game không dây và chuột chơi game có dây. Đối với chuột gaming không dây, người chơi cũng cần phải cân nhắc những yếu tố tương tự như với chuột có dây như DPI, IPS, kiểu dáng hay kích cỡ.
1.5 Tốc độ phản hồi
Polling Rate (Tốc độ phản hồi) là yếu tố quyết định trải nghiệm sử dụng chuột không dây có bị ảnh hưởng bởi độ trễ khi thao tác chuột hay không. Tần số phản hồi là số lần nó báo cáo cho máy tính trong một giây. Thường thì những dòng chuột cao cấp hiện nay đều đạt tần số phản hồi 1000Hz và tốc độ phản hồi 1ms.
Con số này càng cao thì độ trễ giữa thao tác chuột và và phản hồi từ máy tính càng thấp. Ví dụ nếu chỉ số này là 1000hz thì 1 giây chuột bạn sẽ báo cáo vị trí của nó với máy tính 1000 lần. Vì thế khi chọn chuột không dây, bạn hãy chú ý nhắm đến chú chuột có chỉ số này cao nhất có thể.
1.6 LOD (Liff Of Distance)
Đây là thông số thể hiện khoảng cách nhận bề mặt di chuột. Chỉ số này càng cao thì chuột sẽ nhận bề mặt di với khoảng cách càng lớn. Nếu thông số này quá lớn sẽ gây cảm hiện tượng “vướng” dù bạn đã nhấc hẳn chuột lên. Nếu thông số này quá thấp sẽ dễ dẫn đến việc gián đoạn tín hiệu.
1.7. Khối lượng chuột
Chuột nhẹ hơn sẽ cho phép bạn thao tác nhanh hơn, lâu bị mỏi tay hơn khi sử dụng. Chuột nặng hơn sẽ giúp bạn thao tác chính xác hơn, đường di chuột sẽ êm hơn nhưng cũng làm cho thao tác của bạn kém nhạy bén và nhanh bị mỏi tay hơn. Khi lựa chọn khối lượng chuột gaming thì bạn nên lưu ý đến game bạn chơi có cần thao tác tay nhanh hay thời gian chơi game trong ngày của bạn nhiều hay ít.
1.8. Loại Switch chuột
Switch chuột chính là chiếc công tắc nhỏ nằm dưới phím chuột. Chiếc công tắc này là phần tạo ra tín hiệu khi bạn click chuột, đồng thời cũng là phần quan trong nhất tạo ra cảm giác click chuột của bạn. Đối với các dòng game FPS thì cảm giác click chuột chính là mấu chốt cho những pha xử lý đỉnh cao. Switch chuột còn ảnh hưởng đến độ bền chuột gaming, tùy thuộc vào các loại switch mà độ bền của chuột có thể từ 20 triệu lượt nhất đến 50 triệu lượt nhất nhưng lại tạo ra cảm giác click chuột khác nhau.
2. Đánh giá chuột gaming Logitech G304
G304 là một trong những dòng sản phẩm chuột gaming sở hữu công nghệ LIGHTSPEED, mang đến những trải nghiệm chơi game thú vị. Với thiết kế chuột không dây mang đến hiệu suất thực sự với các đột phá công nghệ mới nhất ở mức giá thành phù hợp. Đó là chơi game không dây thế hệ mới, hiện đã sẵn sàng cho mọi game thủ.
Cảm biến HERO và công nghệ LIGHTSPEED không dây đem lại hiệu suất đỉnh cao cho phép bạn chơi game trong hàng tháng. Một trong những dòng chuột không dây logitech đem lại đến 250 giờ hoạt động chỉ trên một quả pin AA. Nó có thể được điều chỉnh để sử dụng trong tới 9 tháng ở mức thông thường trong chế độ Bền.
HERO là cảm biến quang học đổi mới được thiết kế bởi Logitech G để mang lại hiệu suất đẳng cấp dẫn đầu và tiết kiệm năng lượng tới 10 lần (so với hệ thệ trước). Cảm biến HERO mang lại hiệu suất ổn định và chính xác vượt trội với khả năng làm mượt, lọc và tăng tốc từ 200 tới 12.000 DPI. G304 có thể lưu tới 5 cấu hình với tối đa 5 cấp độ DPI trên bộ nhớ tích hợp.
Các phím chính của G304, cả ở bên trái và phải, được đánh giá 10 triệu lần nhấp. G304 cũng có nút giữa, nút DPI và hai nút bên có thể được lập trình tùy theo sở thích của bạn bằng G HUB của Logitech. Do đó, bạn có thể tuỳ chỉnh các nút bấm nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang đến cảm giác chơi game tốt nhất.
Chuột Logitech G304 với hệ thống ứng lực cho nút cơ học với các nút tách biệt nâng cao sự ổn định của các nút chuột trái, phải và giúp giảm lực cần thiết để nhấp chuột. Điều này tạo ra hiệu suất nút nhanh chóng, đáng tin cậy mà bạn có thể tin tưởng ngay cả ở những cuộc thi đấu căng thẳng nhất
👉 Tham khảo mẫu chuột gaming Logitech G306 đang bán tại Ben Computer
3. Đánh giá chuột gaming Dareu EM901X
DareU EM901X là phiên bản nâng cấp từ EM901 khi tích hợp một số tính năng và phụ kiện kèm theo. Trong đó nổi bật nhất chính là đi kèm dock sạc rất cao cấp và tiện lợi. DareU EM901X là mẫu chuột gaming không dây duy nhất có mức giá dưới 1 triệu đồng – có tích hợp dock sạc.
Dock đi kèm của chuột được kết nối với PC thông qua dây USB, dock có LED gầm RGB tự động đổi màu rất đẹp (có thể tắt – bật led theo ý muốn). Trên dock có khe cắm đầu USB Receiver tháo lắp dễ dàng, để biến dock thành trạm thu tín hiệu, giúp cho DareU EM901X cực kỳ linh hoạt khi người dùng có thể mang chuột theo laptop mà không cần phải mang theo cả dock.
DareU EM901X sử dụng công nghệ không dây tần số 2.4GHz với độ trễ siêu thấp, phạm vi hoạt động hiệu quả 10m không vật cản. Đặc biệt EM901X có tích hợp dock, nên việc gắn đầu USB receiver rât thuận tiện.
EM901X sử dụng pin sạc gắn sẵn bên trong, với dung lượng 930mAh giúp cho chuột hoạt động lên tục lên tới 30h (không led) và 18h (với led RGB). Đây là con số khá ấn tượng. Thêm nữa, chuột hỗ trợ sạc cả với dock hoặc gắn dây usb (đầu jack type C) rất linh hoạt và tiện lợi
Chuột có hai nút bấm chính rất bền, theo công bố của nhà sản xuất, tuổi thọ là 10 triệu click. Về chất lượng nút bấm, do thiết kế vỏ nút thông minh nên chuột cho phím bẩm nhẹ, nảy rất tốt.
Với trọng lượng chỉ 86 gram bao gồm cả pin sạc tích hợp sẵn bên trong, DareU EM901X được coi là chú chuột gaming không dây khá nhẹ, cho phép game thủ sử dụng trong thời gian dài mà không bị mỏi tay.
Một điểm mạnh của DareU EM901X chính là hệ thống LED rất đẹp và rất sáng, ở cả logo và xung quanh chuột. LED có thể tắt bật và thay đổi màu LED (được setup sẵn) thông qua nút bấm ở bên dưới chuột. Ở chế độ LED RGB, màu tự động thay đổi theo hiệu ứng Wave, đổi màu liền mạch, liên tục và rất mềm mại.
Một điểm mạnh nữa của DareU EM901X chính à kích thước của chuột ở mức trung bình và có form cầm rất tốt, ôm tay chống mỏi tốt. Chuột tỏ ra thích hợp với tất cả các nhu cầu sử dụng, từ văn phòng cho tới gaming.
👉 Tham khảo mẫu chuột gaming Dareu EM901X đang bán tại Ben Computer
4. Tổng kết
Có thể thấy mỗi loại chuột gaming đều sở hữu những tính năng và điểm nổi bật riêng, và cũng có sự khác nhau trong thiết kế đặc trưng từ mỗi hãng. Hiện nay chuột gaming trên thị trường có đa dạng phiên bản từ nhiều hãng khác nhau. Cuộc đại chiến nhằm tối ưu nhất về thiết kế và tính năng của chuột từ các hãng cũng chưa bao giờ dừng lại.
Giữa chuột gaming không dây Logitech G304 và chuột gaming không dây Dareu EM301X cũng tương tự như vậy, vẫn sẽ đảm bảo những chí cơ bản nhất của chuộc chơi game dành cho game thủ. Đồng thời ở mỗi con chuột sẽ có những ưu thế riêng mà hãng trang bị, phù hợp cho nhu cầu ở từng phân khúc giá.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa mẫu chuột gaming phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân. Hãy comment ý kiến riêng của bạn xuống bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!