Máy trạm workstation đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu và được áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là một thuật ngữ khá mới lạ đối với nhiều người bởi những chiếc máy trạm như này vẫn chưa được sử dụng phổ biến và thường xuyên như những chiếc laptop hay pc. Chính vì vậy, trong bài viết này, BenComputer sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những chiếc máy này nhé!
Máy trạm workstation là gì?
Sự khác biệt cơ bản giữa máy trạm, máy tính xách tay và máy tính để bàn là hiệu suất. HIệu suất của những chiếc máy trạm thường sẽ có hiệu suất cao hơn rất nhiều so với những chiếc máy tính thông thường để có thể đáp ứng được những tác vụ nặng.
Các máy trạm workstation đã từng lớn hơn, nặng hơn và đắt hơn so với PC tiêu chuẩn bởi chúng được thiết kế để đảm bảo được các tiêu chuẩn công nghiệp. Các máy trạm ngày nay đã được cải tiến nhiều để giảm trọng lượng và chi phí, trong khi vẫn giữ được hiệu suất sử dụng liên tục, cường độ cao.
Do đặc thù là hiệu suất cao, nhiều chiếc máy trạm workstation tạo ra tiếng ồn của quạt lớn hơn bình thường do công suất lớn. Tuy nhiên, nhờ những cải tiến như hệ thống tản nhiệt Vapor Chamber đã giúp cho những chiếc máy trạm hiện nay vẫn có thể hoạt động hiệu quả mà không gây ra quá nhiều tiếng ồn.
Những tính năng của một chiếc máy trạm workstation
ECC – tự động sửa lỗi RAM
Nguy cơ xảy ra lỗi RAM tăng lên khi máy tính phải hoạt động ở hiệu suất cao có thể dẫn đến lag máy, BSOD (màn hình đen chết chóc) và ứng dụng bị treo. Để giảm thiểu các loại lỗi này, các máy trạm workstation sử dụng bộ nhớ ECC có thể phát hiện và sửa lỗi dữ liệu mà không làm gián đoạn các quy trình quan trọng.
Những chiếc máy trạm workstation mạnh mẽ này thường có ít nhất 16GB RAM, có thể nhiều hơn so với các máy tính tiêu chuẩn của mọi người. Nhưng chính điều đó lại là điểm tạo nên sự khác biệt giữa một máy trạm và một máy tính thông thường
Máy trạm workstation sở hữu CPU đa nhân
Tất cả các máy trạm workstation đều có nhiều nhân xử lý, cho phép chúng xử lý một số hoạt động trong nhiều chương trình cùng một lúc. Tám nhân được coi là cấp thấp, với các máy trạm cấp trung có 16 nhân và các máy cấp cao có từ 28 đến 64 nhân.
Thiết lập đa nhân đặc biệt hữu ích cho các máy trạm workstation bởi có một số ứng dụng sử dụng lượng lớn bộ nhớ, chẳng hạn như mô hình hóa dữ liệu, thiết kế CAD hoặc phần mềm kết xuất 3D.
GPU cao cấp
Máy trạm workstation thường được sử dụng cho các tác vụ như chỉnh sửa video, đồ họa 3D, thiết kế kỹ thuật và trực quan hóa khoa học dữ liệu, do đó, card xử lý đồ họa của chúng rất quan trọng. GPU cao cấp hơn được thiết kế đặc biệt cho các công việc dựng hình 3D và CAD. Chúng cũng có nhiều nhân hơn, rất hữu ích cho các giải pháp khoa học dữ liệu được tăng tốc.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, BenComputer đã cho các bạn thấy một cái nhìn cụ thể và dễ hiểu hơn về những chiếc máy trạm workstation. Nếu như các bạn có nhu cầu muốn sở hữu một chiếc máy mạnh mẽ như vậy để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau thì hãy vào đây để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhất nhé!