Người trưởng thành thường có bao nhiêu cái răng? Số răng ở người trưởng thành và trẻ em khác nhau như thế nào? Một số vị trí răng cũng có những chức năng vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Con người có bao nhiêu cái răng?
Trẻ nhỏ thường mọc răng sữa ở độ tuổi từ khoảng 6 tuổi, khi trẻ được 5 tuổi trẻ sẽ bắt đầu hành trình thay răng sữa bằng những chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, ở độ tuổi này cũng còn tùy vào cơ địa của mỗi trẻ, mà quá trình và thời gian mọc răng sẽ diễn ra nhanh hơn hay chậm hơn. Như vậy, việc con người có bao nhiêu cái răng cũng sẽ khác nhau ở từng giai đoạn theo từng độ tuổi.
1.1 Trẻ em có bao nhiêu cái răng?
Thông thường khi trẻ được 4-6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên, số răng sẽ tăng dần khi trẻ được 3 tuổi. Mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới). Cụ thể các loại răng trong 20 chiếc răng sẽ là:
- 8 răng cửa (4 răng cửa trên và 4 răng cửa dưới)
- 4 răng nanh ( 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới)
- 8 răng cối nhỏ ( bao gồm răng cấm và răng nhai)
Răng sữa ở trẻ em có chức năng ăn nhai, răng còn phối hợp với môi và lưỡi tham gia vào quá trình phát âm. Răng mọc đầy đủ sẽ giúp cho việc phát âm được tròn vành, rõ chữ hơn.
Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu thay răng sữa ở độ tuổi từ 5-6 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc dần lên để thay thế cho răng sữa. Giai đoạn thay răng này sẽ kéo dài từ khoảng 6-12 tuổi. Sau năm 12 tuổi, phần lớn trẻ đã thay hoàn toàn răng sữa thành răng vĩnh viễn.
Mỗi trẻ có khoảng 28-32 răng vĩnh viễn, bao gồm:
- 4 răng cửa giữa
- 4 răng cửa bên
- 4 răng nanh
- 8 răng cối nhỏ
- 8 – 12 răng cối lớn
Trên thực tế, độ tuổi mọc răng sữa và thời gian thay răng trẻ em có bao nhiêu cái răng, còn tuỳ vào cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, nếu bé 10 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng sữa nào hoặc răng sữa rụng quá sớm thì đều là bất thường, phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn.
1.2 Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Người trưởng thành thường có 32 cái răng (tùy trường hợp có người thiếu hoặc thừa). Trong đó, có 4 răng khôn nằm trên 2 hàm.
Một người trưởng thành thông thường sẽ có tổng cộng 32 cái răng, bao gồm:
- 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới)
- 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới)
- 8 răng cối nhỏ
- 12 răng cối lớn
Mỗi người sẽ có thời gian và số lượng mọc răng khôn không giống nhau. Thường thì người trưởng thành sẽ có đầy đủ 4 chiếc răng khôn (răng khôn thuộc nhóm răng cối lớn), một số trường hợp có người mọc ít hơn hoặc thậm chí là không mọc răng khôn.
1.3 Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn
Nhiều người vẫn thắc mắc giữa răng sữa và răng vĩnh viễn có điểm gì khác nhau? Trên thực tế là có:
- Về màu sắc: răng sữa thường có màu trắng đục do thành phần vô cơ ít, còn răng vĩnh viễn trong và vàng hơn.
- Về hình dáng: thân răng sữa thấp hơn vì có tỉ lệ chiều ngang lớn hơn, chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn, chân răng dang rộng hơn.
Như vậy trẻ em có bao nhiêu răng sữa và người lớn có bao nhiêu răng vĩnh viễn luôn có mối liên kết mật thiết với nhau. Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên ở đúng vị trí răng sữa mất đi.
Tuy nhiên, trên thực tế là nếu đến thời điểm thay răng, mà răng sữa vẫn chưa rụng thì răng vĩnh viễn vẫn sẽ mọc lên. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho răng mọc lệch hướng (do răng vĩnh viễn đang lên mà răng sữa vẫn chưa rụng đi).
2. Các loại răng và chức năng từng loại răng của con người
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia làm 4 nhóm khác nhau, gồm:
- Nhóm răng cửa ( các răng số 1 và số 2)
- Nhóm răng nanh ( răng số 3)
- Nhóm răng hàm nhỏ ( răng số 4 và số 5)
- Nhóm răng hàm lớn ( răng số 6,7 và 8)
2.1 Răng nanh
Răng nanh là răng mọc ở vị trí số 3 trên cung hàm, thường mọc cạnh răng cửa. Thông thường, mỗi người sẽ có tổng cộng 4 răng nanh (2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới).
Răng nanh thường sắc và nhọn hơn những răng khác, phần thân dài và dày. Răng nanh có nhiệm vụ xé và kẹp thức ăn tốt trong khoang miệng.
Răng nanh đảm nhận nhiều nhiệm vụ thiết yếu như: thẩm mỹ, nhai và xé thức ăn, ổn định khớp cắn, giảm chấn động …..
Nếu chẳng may răng nanh mọc sai lệch, bị gãy, hoặc rụng thì vấn đề thẩm mỹ và chức năng nhai , xé thức ăn cũng sẽ bị ảnh thưởng theo. Điều này cũng dễ dàng giúp cho các vi loại vi khuẩn xâm nhập vào gây các bệnh viêm nhiễm chân răng, sâu răng, hoặc viêm nướu,…
2.2 Răng hàm nhỏ
Con người có bao nhiêu cái răng hàm nhỏ? Theo nghiên cứu, con người có 8 chiếc răng hàm nhỏ, nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn.
- Về hình dáng: Răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng, thân răng có các đường góc cạnh. Bên ngoài của răng hàm nhỏ sẽ lồi hơn so với bên trong.
- Về chức năng: Răng hàm nhỏ cũng có chức năng dùng để nghiền và xé nát thức ăn.
Răng số 6 và răng số 7 của răng hàm nhỏ được xem là 2 trụ cột của khớp cắn, phải điều trị rất phức tạp nếu bị mất. Nếu bị mất răng hàm nhỏ mà không phục hình sớm sẽ dễ dẫn tới bị tiêu xương hàm, tụt lợi. Thậm chí, còn có thể gây liệt cơ mặt và cơ hàm.
2.3 Răng hàm lớn
Răng hàm lớn có tổng cộng 12 chiếc cho 2 hàm. Đây là loại răng lớn nhất của cung hàm.
- Về hình dáng: Răng hàm lớn phẳng, có diện tích rộng và mặt nhai lớn.
- Về chức năng: Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Tương tự như răng hàm nhỏ, khi mất răng số 6, 7 của răng hàm lớn, cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ cho con người.
Các vấn đề về sức khoẻ có thể gặp phải như: bệnh viêm nướu, viêm nha chu , đau nhức nửa đầu….
Các vấn đề về thẩm mỹ như: cung hàm mất cân đối, hai má hóp vào, da mặt chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn, quá trình lão hoá nhanh khiến bạn bị già đi rất nhiều so với tuổi thật. Bên cạnh đó, tiêu xương hàm còn làm thay đổi cấu trúc xương khiến cằm di chuyển về phía trước, môi mỏng hơn, từ đó làm mất vẻ đẹp trước đây.
2.4 Răng cửa
Răng cửa là chiếc răng nằm ở phía trước của cung hàm, có tổng cộng 8 chiếc (4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới).
- Về hình dáng: Răng cửa giống với hình chiếc xẻng, rìa cắn sắc bén.
- Về chức năng: Răng cửa có chức năng chính là cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ
Việc mất răng cửa sẽ ảnh hưởng lớn tới chức năng nhai xé, khiến dạ dày và hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng nặng nề. Lâu dần, sức khoẻ cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3. Cấu tạo của răng con người
Hiểu được vai trò, cấu tạo và chức năng của răng, chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Men răng: Men răng có màu trắng sữa, là lớp ngoài cùng bọc lấy chân răng. Chúng bao gồm các khoáng chất như Canxi và Flour nên rất khoẻ và chắc chắn. Men răng bảo vệ ngà và tuỷ răng, nhưng rất dễ bị tổn thương và vỡ mẻ nếu bị va đập và bị vi khuẩn tấn công.
- Ngà răng: Ngà răng với màu vàng ngà, là phần giữa của răng. Chúng chiếm khối chủ yếu trên thân răng và được men răng bên ngoài bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt, xốp và thấm nên không dễ vỡ như men răng.
- Tuỷ răng: Đây là bộ phận trong cùng, được men răng và ngà răng bảo vệ. Tuỷ răng kéo dài ở chân răng và thân răng, với tổ chức đặc biệt. Chúng chứa các dây thần kinh cảm giác và mạch máu, giúp dưỡng răng luôn khoẻ mạnh. Tuỷ răng rất quan trọng, được xem là trái tim của hàm răng.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để có hàm răng chắc khỏe
Răng không phải là một tổ chức sống, khi răng vĩnh viễn mất đi thì sẽ không thể mọc lại. Con người có bao nhiêu cái răng thì tương ứng với bấy nhiêu chức năng cụ thể.
Bất kỳ chiếc răng nào mất đi cũng đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể, đều đầu tiên dễ thấy nhất là giảm khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Bên cạnh đó biến chứng mất răng mà chúng ta thường gặp nhất là hiện tượng tiêu xương hàm.
Sức khỏe răng miệng phản ánh các tình trạng của răng, nướu và khoang miệng. Chính vì vậy mà việc chăm sóc răng miệng đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng, không những giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu, giúp bảo vệ sức khoẻ mà còn mang lại sự tự tin.
4.1 Vệ sinh và chải răng đúng cách
- Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh ít nhất từ 2-3 phút.
- Bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp.
- Sau khi ăn không nên dùng tăm tre xỉa răng, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới răng và lợi.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn bám vào răng sau khi ăn.
4.2 Thăm khám răng định kỳ
Để kiểm soát sức khoẻ răng miệng, bạn nên đi khám định kỳ tại phòng khám nha khoa uy tín từ 3-6 tháng/lần.
4.3 Có chế độ ăn uống phù hợp
- Nên tránh dùng các thực phẩm quá nóng, lạnh, cay hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia vì sẽ gây hại đến men răng. Ngoài ra, không nên ăn các đồ quá cứng vì gây hại đến men răng.
- Không dùng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay.
- Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, các loại trái cây chứa nhiều axit như: cam, canh, dứa, dây tây gây ảnh hưởng đến men răng.
- Không nên ăn các loại thức ăn quá cứng như nước đá
- Không uống các loại nước ngọt có gas vì chúng dễ gây ra các vấn đề về răng miệng.
Nha khoa Đà Nẵng Implant luôn là một trong những địa chỉ thăm khám và chăm sóc răng miệng được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Các vấn đề về răng miệng sẽ sớm được phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Từ đó mang đến cho mỗi người có một hàm răng trắng đẹp, khỏe mạnh và tự tin tỏa sáng.
Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã giải đáp được băn khoăn con người có bao nhiêu cái răng cũng như biết được chức năng và cấu tạo của răng. Để kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ hotline 0899 412 412 để Nha khoa Đà Nẵng Implant hỗ trợ bạn nhanh chóng!