Thế giới giả lập – Chúng ta có thực sự tồn tại?

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các tựa game simulator (thế giới giả lập) đã đạt đến mức tinh vi trông thật đến mức khó nhận biết được đâu là thật đâu là ảo. Chính vì vậy mà câu hỏi “liệu chúng ta có đang sống trong một thế giới giả lập” lại được cộng đồng thế giới bàn luận một cách sôi nổi.

Bạn đã từng có câu hỏi như trên không? Nếu có hãy đồng hành cùng mình trong cuộc hành trình tìm kiếm câu trả lời !

1. Thế giới giả lập hay thế giới ảo là gì?

Thế giới giả lập là một môi trường giả lập trên máy tính, có thể được nhiều người dùng để tạo ra một hình đại điện cá nhân, đồng thời và độc lập khám phá thế giới ảo, tham gia vào các hoạt động của nó và giao tiếp với những người khác. Những hình đại diện cá nhân này được biểu diễn bằng mô hình đồ họa ba hoặc nhiều chiều giống hệt với con người thật ngoài đời.

thế giới giả lập

Nhìn chung thế giới giả lập cho phép nhiều người dùng giao tiếp với nhau qua mạng máy tính, chẳng hạn như game Skyrim cũng được coi là thế giới ảo.

Người dùng truy cập vào một thế giới giả lập trên máy tính thể hiện các kích thích nhận thức cho người dùng. Người này có thế điều khiển các yếu tố của thế giới mô phỏng hóa và do đó trải nghiệm một mức độ hiện diện của bản thân trong đó.

Những thế giới ảo như vậy và các quy tắc của chúng có thể được lấy từ thế giới thực hoặc ảo. Ví dụ như quy tắc là trọng lực, địa hình, hành động dòng thời gian thực và giao tiếp.

Trong thế giới giả lập, giao tiếp giữa người dùng có thể được thực hiện qua văn bản, biểu tượng, cử chỉ trực quan, âm thanh hoặc các hình thức sử dụng cảm ứng, lệnh bằng giọng nói và cảm giác cân bằng.

Các trò chơi trực tuyến nhiều người mô tả một loạt các thế giới bao gồm cả những thế giới dựa trên khoa học viễn tưởng, thế giới thực, siêu anh hùng,… Hình thức phổ biến nhất của những trò chơi như vậy là thế giới giả tưởng, trong khi đó các trò chơi dựa trên thế giới thực còn tương đối ít.

2. Câu hỏi “Vũ trụ chúng ta đang sống chỉ là một thế giới giả lập?”

Ngoài những tựa game về thế giới ảo còn có những bộ phim điện ảnh về thế giới ảo lại càng phong phú và chân thực. Một câu hỏi lớn mà con người đã luôn đấu tranh để tìm kiếm câu trả lời từ rất lâu trước khi bộ phim The Matrix (Ma trận) ra đời đó là liệu con người đang tồn tại hay chỉ đang sống trong một thế giới ảo mô phỏng?

Bạn biết không, có tới 50% cơ hội chúng ta đang sống trong một thế giới ảo mô phỏng như trong bộ phim The Matrix (Ma trận) năm 1999. Và giống như Neo – nhân vật chính của bộ phim bỗng nhận ra rằng, mình đang sống một thế giới được mô phỏng, tất cả không có gì là thật hết. Những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh chỉ là ảo ảnh của một ma trận phức tạp và bí ẩn mà thôi.

ma trận

Nhiều người cho rằng, lời khẳng định này dường như xuất phát từ lý thuyết âm mưu. Tuy nhiên, nhiều nhà triết học, nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng, có tới 20% – 50% xác suất con người sống trong một thế giới ảo trên máy tính mô phỏng”.

Tỷ phú Elon Musk đã có một câu trả lời thú vị trong sự kiện Code Conference 2016, hi ông được hỏi về khả năng mà nhân loại thực tế đang sống trong một thế giới mô phỏng. Elon Musk trả lời rằng ông cũng đã nghĩ rất nhiều về điều đó.

Elon musk trả lời câu hỏi về thế giới ảo

“40 năm trước, chúng ta mới chỉ có Pong (tựa game đầu tiên của nhân loại). Bây giờ chúng ta đã có những tựa game 3D và thậm chí là thực tế ảo. Hãy thử tưởng tượng những gì công nghệ có thể làm được trong vòng 40 năm nữa?”, Elon Musk cho biết.

Ông cũng đưa ra một nhận định rất đáng chú ý. Đó là nếu tính theo tỷ lệ, có 1 trên hàng tỷ khả năng có thể xảy ra mà chúng ta không sống trong một thế giới mô phỏng. Điều đó có thể được hiểu rằng Elon Musk khá chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong một thế giới ảo mô phỏng.

3. Giả thuyết của hà triết học Nick Bostrom về thế giới giả lập

Giả thuyết này cho rằng khoa học kỹ thuật mấy trăm nghìn năm sau sẽ có thể tạo ra cuộc sống hiện tại của con người, và tất cả mọi thứ trong tâm thức của chúng ta chỉ là sản phẩm đến từ việc giả lập của máy tính. Ban đầu giả thuyết này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Nhưng nhìn lại một chút, chúng ta có thể tự hỏi vì sao con người có trí tuệ và cảm xúc vượt trội trong khi những động vật khác chỉ tiến hóa về cơ thể. Phải có một lý do nào đó cho sự ưu tiên này, cơ thể loài người là hoàn hảo? Hay đấng sáng tạo cũng là con người?

Siêu máy tính

Đầu tiên, chúng ta có thể tưởng tượng ra rất lâu sau này có người có thể tạo một chiếc siêu máy tính cấp độ vũ trụ. Máy tính này lần lượt tạo ra vô số thứ trong thế giới đó như con người, các loài động vật và thực vât, không khí để sống, thời tiết và mọi thứ khác mà bạn từng biết.

Số lượng ấy quả thật quá khổng lồ, nhưng chỉ là các vật thể không trí tuệ. Tiếp đến, chiếc máy này đưa vào bộ não con người và động vật các neuron thần kinh để có ý thức và suy nghĩ độc lập. Lúc này số lượng lưu trữ của chiếc máy tính này sẽ phải nhân lên gấp nhiều lần, nhưng khoan hãy nói đến điều đó. Trước tiên, chúng ta thử nghĩ về các trường hợp có thể xảy ra với một chiếc máy tính như thế.

Tuy rằng giả thuyết này không thể xảy ra ở hiện tại. Nhưng nếu chỉ đơn giản là tạo ra một thế giới giả lập dùng cho việc giải trí thì hoàn toàn có thể. Ví dụ như trò Flight Simulator với 2,000,000 GB, hay nhưng trò chơi dung lượng nhẹ hơn như PC Building Simulator, House Flipper…

Chuyến bay giả lập

4. Một số ý kiến tranh luận phản bác giả thuyết của nhà bác học Nick Bostrom

Ví dụ, trong tương lai, cứ 1 tỷ sinh vật hữu cơ (con người, động vật và thực vật) có thể sẽ có khoảng 99 tỷ sinh vật có ý thức được mô phỏng bởi vì máy móc có thể tạo ra sinh vật nhanh hơn con người gấp nhiều lần, tỷ lệ so sánh tượng trưng là 1:99. Điều này sẽ cực kỳ điên rồ khi mà trong số 100 xung quanh chúng ta thì có đến 99 là người mô phỏng. Và khả năng chính chúng ta lại chính là người mô phỏng đó thì sao?

Nhưng chúng ta lại được sinh ra 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và điều này hoàn toàn có thể chứng minh chúng ta là con người thật, vậy 99% người giả lập ở đâu? Và vì thế việc có một thế giới giả lập đang tồn tại là hoàn toàn đi trái lại sự tiến hóa của con người về mặt lịch sử cũng như sinh học. Bởi vì đa số mọi người đều có ID cũng như cha và mẹ, không thể có chuyện chúng ta chui ra từ một cái kén được.

thế giới mô phỏng

Brian Eggleston, một sinh viên phân tích hệ thống tại Đại học Stanford cũng đưa ra ý kiến của mình về giả thuyết này. Anh nói đã phát hiện ra một lỗ hổng lớn trong các tính toán của giáo sư Bostrom. Lập luận của người này nghe có vẻ dễ hiểu và cực kỳ hợp lý.

Nếu mô phỏng phải dựa trên việc con người xây dựng một hệ thống máy tính siêu mạnh, và con người là loài duy nhất trên trái đất có thể tạo ra máy tính. Hiện tại chúng ta vẫn đang phát triển những hệ thống máy tính mạnh mẽ nhưng nó vẫn chưa đạt đến độ cao có thể mô phỏng vũ trụ. Thế nên làm gì có một người một phỏng nào khi mà chiếc máy tính đó vẫn chưa được tạo ra, và dĩ nhiên chính chúng ta cũng không thể là người mô phỏng được.

5. Tạm kết

Xét cho cùng đây cũng là một giả thuyết chưa thể chứng minh hay hoàn toàn bác bỏ. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh được rằng mọi thứ trước mắt, vũ trụ mà chúng ta đang sống với hàng tỷ hành tinh, là một sản phẩm giả lập của trí tuệ con người? Chúng ta cũng còn quá xa thời điểm loài người diệt vong để có thể biết chắc đó là thực tế, chứ không phải chỉ là kết thúc của một thí nghiệm.

Loài người vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Có lẽ chúng ta cần quan tâm và có trách nhiệm với những gì đang xảy ra trước mắt hơn là thoát khỏi thế giới giả lập, như cách mà Neo thoát ra khỏi cái kén của mình trong Matrix.

❤️️❤️️❤️️ Tại Ben Computer đang diễn ra rất nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng. Nhanh tay ghé thăm và mua sắm những sản phẩm công nghệ mới với nhiều ưu đãi khủng nha ❤️️❤️️❤️️