Sau niềm vui đón Tết cổ truyền, người dân ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) lại tiếp tục được đón thêm một cái tết cũng với những chiếc bánh chưng xanh thể hiện sự tôn kính lòng tự hào để cung tiến lễ giỗ vua Mai Hắc Đế.
Hàng năm, vào ngày 12, 13 tháng Giêng âm lịch, tại xã Mai Phụ huyện Lộc Hà tổ chức Lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế (dân gian thường gọi là Vua Mai hoặc Vua Đen). Lễ giỗ do UBND xã Mai Phụ và Ban lễ nghi đền vua Mai phối hợp tổ chức. Mâm cỗ cúng gồm bánh chưng, thịt lợn, cơm, gà luộc… được đưa đến đặt tại điện thờ chính từ đầu giờ chiều 23/2.
Theo thông lệ hằng năm, trong các ngày 12, 13 tháng Giêng, người dân xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại long trọng tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế.
Sau một năm bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19, việc gói bánh chưng để bày biện cung tiến vào ngày giỗ của Vua Mai Hắc Đế được địa phương tổ chức với quy mô rộng hơn. Đặc biệt, năm nay lễ giỗ được tổ chức đúng vào 1.300 năm ngày mất của ông.
Chính quyền địa phương cho biết, phong trào làm bánh chưng dâng Vua Mai trong ngày giỗ được bắt đầu từ năm 2014. Từ đó đến nay, phong trào này đã thành nét đẹp văn hóa tâm linh của mỗi người dân xã Mai Phụ.
Chỉ trong 2 ngày, với sự tham gia của cả 7 thôn, 1.800 chiếc bánh chưng đã được nấu xong và kịp bày biện một cách đẹp mắt.
Để có những chiếc bánh chưng đẹp dâng vua, từ ngày 10 tháng Giêng, những người khéo tay sẽ được chọn để gói bánh làm sao vừa vuông vức vừa nén chặt tay. Sau đó, số bánh chưng này sẽ được nấu tại nhà văn hóa mỗi thôn vào tối 11 tháng Giêng. Chỉ trong 2 ngày, với sự tham gia của cả 7 thôn, 1.800 chiếc bánh chưng đã được nấu xong và kịp bày biện một cách đẹp mắt.
Bánh chưng sau khi được hoàn thành, người dân các thôn sẽ tổ chức đội lễ đưa đến nhà thờ Vua Mai Hắc Đế nằm tại thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà).
Trung bình mỗi thôn sẽ nấu từ 200 – 200 bánh chưng để dâng lễ.
Trước khi bắt đầu lễ giỗ, các lễ vật phải được đã được sửa soạn, bày biện tươm tất, các bậc cao niên trong ban lễ nghi trong xã bắt đầu mặc trang phục để bắt đầu tế giỗ. Trung bình mỗi thôn sẽ nấu từ 200 – 300 chiếc bánh chưng để dâng lễ.
BTC sẽ phân chia khu vực dâng lễ cho từng thôn. Theo đó, mỗi thôn sẽ cắt cử người bày biện mâm bánh sao cho đẹp mắt. Mỗi chiếc bánh được dán nhãn ghi rõ năm và đơn vị tiến giỗ. Ở phần điện chính, mỗi thôn sẽ chọn ra 20 bánh đẹp nhất để bày biện dâng lễ chung.
BTC sẽ phân chia khu vực dâng lễ cho từng thôn. Theo đó, mỗi thôn sẽ cắt cử người bày biện mâm bánh sao cho đẹp mắt.
Nói về nét văn hóa này, ông Nguyễn Xuân Bắc – Chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho biết: “Phong tục gói bánh chưng tiến giỗ Vua Mai không chỉ là nét đẹp văn hóa của người dân xã Mai Phụ trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Qua đó, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, góp phần lưu giữ tín ngưỡng thờ cúng để tưởng nhớ công ơn các vị vua, anh hùng dân tộc”.
Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, quê gốc ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Mai Thúc Loan càng lớn càng thông minh, khoẻ mạnh, là một đô vật nổi tiếng của vùng Sa Nam (huyện Nam Đàn, Nghệ An) ngày nay.
Chứng kiến cảnh người dân cực khổ dưới ách thống trị của nhà Đường, ông đã nhen nhóm ý tưởng đánh đuổi ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo diễn ra vào năm 713, giải phóng vùng đất rộng lớn ở Nghệ An. Sau sự kiện này, ông được suy tôn làm hoàng đế. Đến năm 722, quân Đường quay trở đàn áp cuộc khởi nghĩa, bị vây hãm, Mai Hắc Đế trốn vào rừng rồi mất ở đó vào năm 723. Tưởng nhớ công ơn của Vua Mai Hắc Đế đối với quê hương đất nước, nhân dân làng Mai Lâm, xã Mai Phụ – quê hương của ông đã lập đền thờ ông ngay tại quê nhà.
Quỳnh Chi